Trong bài trước các bạn đã tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa mộ đá, lăng mộ đá. Bài này chúng ta đi tìm hiểu chi tiết hơn về các sản phẩm trên xem chúng có mối liên hệ gì và chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt như thế nào? Vì sao phải quan tâm đến mộ đá, lăng mộ đá như vậy.
I. Tìm hiểu chung về mộ đá, lăng mộ đá
1. Lăng mộ đá là một quần thể cấu trúc đá bao gồm nhiều hạng mục như: lăng thờ đá, mộ đá, lư hương đá, đèn đá, bia đá, cuốn thư đá, cổng lăng mộ, nền đá, hàng rào đá…v.v. Các cấu trúc trên đều được chế tác một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Trên đó được chạm khắc những họa tiết, hoa văn mang tính truyền thống như: tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng và tứ quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai, hình bông hoa sen…v.v. Đó là những hoa văn, họa tiết đậm chất Á Đông và phù hợp theo phong tục tập quán, phong thủy, rất tốt đối với những người đã khuất, phù trợ cho người đang sống.
2. Mộ đá, còn gọi là mộ đơn, ngoài các yếu tố tâm linh, phong thủy, cấu tạo… ra thì mộ đá là một đơn nguyên trong quần thể lăng mộ đá.
Mộ đá một mái là loại mộ đơn được các khách hàng lựa chọn an táng cho người thân trong gia đình khi cải táng
Khu lăng mộ đá là quần thể gồm nhiều các mộ đá bên trong khu lăng mộ làm bằng đá
3. Vật liệu đá để chế tác lăng mộ đá hiện nay các loại đá phổ biến là 3 loại: đá xanh, đá trắng, đá hoa cương (hay còn gọi là đá granit). Ngoài ra, tùy theo các vùng địa lý khác nhau còn các loại đá khác như đá ong, đá hồng…cũng có thể dùng làm mộ đá, lăng mộ đá nhưng không phổ biến. Mỗi một chất liệu đá khác nhau ở màu sắc đá, cấu trúc vân đá, độ cứng và bộ bền mỗi loại khác nhau từ đó tạo nên những vẻ đẹp khác nhau và giá tiền cũng khác nhau.
– Đá xanh: là loại đá phổ biến nhất, được khai thác nhiều ở vùng Ninh Bình, Thanh Hóa. Đây là loại đá rất bền, cứng và màu đá giữ được rất lâu. Mộ đá xanh thường được sử dụng nhất trong chế tác mộ đá nói chung và mộ đá công giáo nói riêng.
– Đá trắng: loại đá này ít hơn, mộ đá trắng có những nét đẹp riêng, màu sắc đá trắng vô cùng nhã nhặn, tinh tế, giá thành mộ đá trắng cao hơn đá xanh.
– Đá hoa cương hay đá granit: màu sắc của mộ đá hoa cương chủ yếu là màu xám tối, đôi khi là màu đen, mộ đá chế tác từ đá hoa cương rất cứng, bền và sang trọng.
Nếu như đá xanh mang vẻ đẹp cổ điển, bước vào lăng mộ đá xanh là một không gian cổ kính, trang nghiêm và gần gũi thì đá trắng lại mang vẻ đẹp thanh tịnh, tinh khiết; còn đá hoa cương mang vẻ đẹp trang trọng, quý phái.
Loại đá phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất là đá xanh vì nhiều ưu điểm của nó và giá thành hợp lý. Loại đá tốt là loại được khai thác thủ công, không dùng bom mìn. Vì khi dùng bom mìn thì đá dễ bị nứt bên trong, làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ của lăng mộ đá.
Lăng mộ đá được thiết kế trên một vùng đất tốt, hợp theo phong thủy. Kích thước của lăng mộ đá lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào số lượng và kích thước của các hạng mục bên trong lăng mộ đá.
Các hạng mục bên trong lăng mộ đá được thiết kế dựa trên một số đo chuẩn được gọi là thước Lỗ Ban. Đây là kích thước chuẩn mà hạng mục nào cũng phải dựa theo đó mà làm.
Cổng vào khu lăng mộ đá của một dòng họ
Lăng mộ đá của dòng họ bao gồm nhiều mộ đá
II. Phong thủy khi đặt mộ đá, lăng mộ đá
Chọn đất đẹp để xây khu lăng mộ đá, đặt mộ đá như thế nào?
Khu đất để xây lăng mộ đá phải là mảnh đất đã được chọn dựa trên nhiều yếu tố về thế đất, hướng đất, về cảnh quan xung quanh bao gồm đường đi, đồi núi, sông suối, cây cỏ… chọn được mảnh đất tốt người âm được tĩnh tâm tu luyện, con cháu được gặp may mắn, sức khỏe, bình an.
“Dựa sơn” là chỉ tiêu căn bản đầu tiên lăng mộ có lưng dựa núi, phía trước mặt có hướng nhìn ra sông suối hoặc bãi đất trống thì tốt. Mảnh đất ấy không nên cao quá, tránh “cô phong sát” không tụ được sinh khí. Như vậy, khi đặt mộ đá bên trong khu phong thủy tốt mới được bình yên, vượng phát cho con cháu trong dòng họ.
Hướng lăng mộ đá.
Dựa trên những sách phong thủy từ xa xưa để lại, tuổi của người đã khuất cũng ảnh hưởng một phần với hướng đặt mộ. Những người đã khuất có tuổi gì thì có những hướng mộ hợp và hướng mộ kỵ như sau:
Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất: hợp với hướng Đông, Tây. Kỵ hướng Bắc
Người tuổi Thân, Tý, Thìn: hợp với hướng Đông, Tây. Kỵ hướng Nam
Người tuổi Tị, Dậu, Sửu: hợp với hướng Nam, Bắc. Ky hướng Đông
Người tuổi Hợi, Mão, Mùi hợp với hướng Nam, Bắc. Kỵ hướng Tây
Những loài cây nên trồng ở khu lăng mộ đá
Cây cối là biểu tượng cho sự sống, để làm đẹp cho cảnh quan xung quanh khu mộ thì trồng các loại cây xanh là một việc làm cần thiết. Cây cối xanh tươi xung quanh khu mộ mang lại sinh khí tốt, không gian trong lành cho cả khu mộ.
Cây tùng: Cây tùng là loài cây đứng hạng đầu trong hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Cây tùng đại diện cho bậc chính nhân quân tử, là loài cây rất giàu sức sống. Tùng mọc trên những vùng đất khô cằn những vẫn luôn tươi tốt, xanh ngắt, đại diện cho mùa xuân tươi đẹp trong năm. Tùng đại diện cho sự trường thọ, và và ý chí mạnh mẽ.
Cây đại: Đây là loài cây rất tốt theo phong thủy. Hoa đại thơm ngát, tinh khiết và nở quanh năm. Đây là loài cây hợp phong thủy thường được trồng ở các khu mộ. Hoa đại tương trưng cho mùa xuân tươi mới, nguồn sức sống mới và thanh thiết.
Cây xương rồng: Cây xương rồng là loài cây có thể mọc trên những vùng đất rất cằn cỗi, thể hiện những phẩm chất đẹp như: mạnh mẽ, kiên cường vượt lên trên mọi điều kiện khắc nghiệt để sống hiên ngang, vững vàng.
Trong phong thủy, cây xương rồng là loài cây rất may mắn, hóa giải những điều xấu và mang đến những điều tốt đẹp, bình an cho gia đình.
Những cây to không nên trồng gần mộ đá. Nên trồng xa một chút để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới mộ phần nếu cây sống lâu năm. Bởi rễ của nó ăn sâu vào đất làm ảnh hưởng tới phần mộ. Mặc dù mộ đá rất bền, song nếu để rễ cây to ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt cho mộ đá đó. Nếu vì một yếu tố nào đó mà rẽ cây ăn xuyên vào bên trong thì có thể người nhà sẽ bị đau, bị báo mộng .. nếu muốn hóa giải phải cải tạo lại mộ, phải làm lễ mới khỏi, điều này cũng khó giải thích. Những điều chưa giải thích được về thế giới tâm linh thì lại bị coi là mê tín nên chúng ta cũng tìm hiểu kỹ, phân tích và loại trừ để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Cũng không nên trồng những cây thân lớn, cành tán quá xum xuê sẽ làm ảnh hưởng tới sinh khí của khu lăng mộ đá. Những cây phát triển nhanh hoặc cây thân leo cũng không nên trồng ở mộ.
Ở những khoảng đất trống trên mộ có thể trồng những loài hoa nhỏ để thu sinh khí cho mộ như cây hoa cúc nhỏ hoặc những đám cỏ xanh sẽ mang lại không khí ấm áp, tươi xanh. Một điều cần chú ý đó là cần chăm sóc, cắt tỉa cành lá khi cần để cây cối luôn được tươi tắn và đẹp mắt.
Trên các ngôi mộ, bất kể mộ đá hay xây bằng xi măng thì không được bịt kín cửa mộ, vì đây được quan niệm là cửa để linh hồn đi lại, về nhà vào các dịp lễ tết, mỗi dịp gia đình có công việc được con cháu, người thân thắp hương cúng khấn mời về nhà…
Bất kỳ công việc nào liên quan đến động thổ, di chuyển, sửa chữa mộ đá trong khu lăng mộ đá đều cần phải làm lễ cúng sơn thần, thổ địa, cúng khấn xin phép các linh hồn đã khuất trong khu lăng mộ đá để xin phép mới được làm.
Ngoài ra, cũng phải thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh như thay lời mời, hoặc kính cáo đối với hàng xóm xung quanh và đây cũng là nét văn hóa tâm linh người Việt trong các vùng miền trong cả nước.
Chọn ngày giờ đẹp để cải táng khi đưa về khu lăng mộ đá
Thời điểm thích hợp nhất trong năm đó là vào khoảng thời gian từ cuối Thu đến trước Đông chí, tức là từ cuối tháng 8 đến trước tháng 12. Khoảng thời gian này là lúc thời tiết thích hợp cho việc xây mồ mả. Thời điểm này trời đã qua mùa mưa ngâu, thời tiết độ này mát mẻ, hanh khô rất thích hợp cho những công việc bốc mộ, xây mộ.
Chọn ngày giờ nào đẹp để bốc mộ cải táng?
Chọn ngày giờ để bốc mộ cải táng phải chọn theo tuổi của người đã khuất và tuổi con trưởng cũng như của các con khác của người đã khuất. Điều này tránh phạm phải những giờ xung, ngày xấu. Chọn được ngày lành tháng tốt cải táng, công việc sẽ thuận lợi, gặp được nhiều may mắn. Phạm phải điều kỵ sẽ gặp điều chẳng lành, con cháu làm ăn không may mắn, thất bát, có khi còn lụi bại.
Việc bốc mộ tuyệt đối phải làm vào ban đêm vì vong hồn không thể tiếp xúc với ánh sáng. Và xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi. Việc làm lễ phạt nấm có thể vào ban ngày nhưng việc mở ván Thiên nhất định phải để đến đúng giờ tốt, khi không có ánh nắng mặt trời mới có thể tiến hành được.
Giờ nào trong ngày là giờ hoàng đạo? Giờ đẹp để bốc mộ là giờ nào?
Trong lịch âm, một ngày có 12 giờ, mỗi giờ dài 2 tiếng đồng hồ. Các giờ được gọi thứ tự: tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Bắt đầu từ giờ tý lúc 12 giờ đêm và kết thúc vào giờ hợi cũng là lúc 12 giờ đêm để bước sang ngày tiếp theo từ giờ tý. Tùy từng ngày có những giờ được gọi là hoàng đạo (Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo).
Giờ hoàng đạo đẹp còn tùy vào từng ngày. Những ngày sau đây có các giờ hoàng đạo tương ứng là:
- Ngày Dần, thân: giờ hoàng đạo là: Tý, sửu, thìn, tị, mùi, tuất
- Ngày Mão, dậu: giờ hoàng đạo là: tý, dần, mão, ngọ, mùi, dậu
- Ngày Thìn, tuất: giờ hoàng đạo là: dần, thìn, tị, thân, dậu, hợi
- Ngày Tị, hợi: giờ hoàng đạo là: sửu, thìn, ngọ, mùi, tuất, hợi
- Ngày Tý, ngọ: giờ hoàng đạo là: tý, sửu. mão, ngọ, thân, dậu
- Ngày sửu, mùi: giờ hoàng đạo là: dần, mão, tị, thân, tuất, hợi
Việc chọn ngày giờ nào để xây mộ phụ thuộc trên nhiều yếu tố. Nếu chọn được những ngày đẹp, giờ đẹp mà thời tiết khô ráo là tốt nhất, để xây mộ được thuận lợi, suôn sẻ.
Hướng dẫn mua mộ đá, lăng mộ đá tại Đá mỹ nghệ Ninh Bình
– Bước 1: Gọi điện theo số điện thoại trên website: 0932283155 để được tư vấn 24/7 về mộ đá, lăng mộ đá và các công trình đá khác. Mọi yêu cầu của Quý khách chúng tôi sẽ ghi chép lại cẩn thẩn và tư vấn thêm (nếu cần).
– Bước 2: Khảo sát trực tiếp địa hình. Chúng tôi sẽ đến địa điểm Quý khách muốn đặt lăng mộ đá để tính toán, đo đạc, và tư vấn thêm cho Quý khách về hướng lăng mộ và những câu chuyện xung quanh việc làm thế nào để có một ngôi lăng mộ đá đẹp và hợp phong thủy với từng vị trí đặt lăng mộ (nếu cần).
– Bước 3: Thiết kế bản vẽ. Chúng tôi gửi Quý khách hàng bản thiết kế chi tiết từng hạng mục như bản vẽ mô phỏng chung, bản vẽ nền móng, các tư vấn khác để quý khách tham khảo và lựa chọn (nếu cần).
– Bước 4: Gửi báo giá. Tùy từng mẫu hàng, số lượng, kích thước.. chúng tôi sẽ gửi đến Quý khách báo giá trọn gói của công trình (không bao gồm phần móng)
– Bước 5: Sau khi đồng ý với báo giá của chúng tôi, hai bên ký kết hợp đồng và đặt cọc.
– Bước 6: Thi công lắp đặt. Xưởng sản xuất được đặt tại Ninh Bình và được vận chuyển đến bất kì địa điểm nào trên toàn quốc để lắp ghép và hoàn thiện
– Bước 7: Nghiệm thu và quyết toán. Sau khi đội ngũ kỹ thuật hoàn thành sản phẩm, xin mời Quý khách nghiệm thu sản phẩm và thanh toán số tiền còn lại cho chúng tôi.
Trong những trường hợp cần thiết, hai bên bàn bạc để công việc được diễn ra thuận lợi nhất và tiện cho cả hai bên.
III. Những khu lăng mộ đá nổi tiếng
1. Lăng mộ đá Khải Đinh (Ưng lăng)
Là nơi an nghỉ của vua Khải Định – hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, ngự trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, thành phố Huế. Lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”, có khe Châu Ê chảy từ trái qua làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Lăng Khải Định có diện tích không lớn: 117m x 48,5m có kiến trúc rất công phu và lạ. Đó là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng. Công trình gồm 5 phần liền nhau: 2 bên Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là điện Khải Thành – nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của vua Khải Định. Tuy bị lên án nhưng lăng Vua Khải Định là một công trình có giá trị về nghệ thuật và kiến trúc.
Lăng mộ đá của vua Khải Định
Kiến trúc lăng mộ đá vua Khải Định – Cung Thiên Định
2. Lăng mộ đá vua Đinh Tiên Hoàng (Sơn lăng)
Lăng Đinh Tiên Hoàng còn gọi là “Sơn lăng” (lăng vua trên ở núi) được xây dựng trên đỉnh núi Mã Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Cái tên Mã Yên có nghĩa là hình cái yên ngựa. Đó là một vùng đất đặc biệt trũng ở giữa thành thung lũng. Lăng đặt chính giữa nơi võng xuống của hai đỉnh núi trên thế đất bằng phẳng. Bên phải có 2 đỉnh nhô cao, giữa võng xuống như hình yên ngựa. Quy mô kiến trúc của lăng nhỏ và đơn giản, có bệ thờ trên đặt lư hương đá, phía trước dựng bia đá có đề dòng chữ: “Đinh Triều-Tiên Hoàng Đế Chi Lăng”. Ở đây bốn mùa cây lá xanh rờn che phủ. Bên lăng dựng một tấm bia đá mặt trước khắc dòng chữ: “Đinh Triều – Tiên Hoàng Đế Chi Lăng. Minh Mạng nhị thập nhất niên, ngũ nguyệt, sơ nhị nhật, phụng sắc kiến” (Lăng Đinh Tiên Hoàng đế).
Khu lăng mộ đá vua Đinh Tiên Hoàng
Mộ đá vua Đinh Tiên Hoàng
Lăng mộ đá là quần thể kiến trúc tuân thủ chặt chẽ các quy ước thuyết âm dương ngũ hành, các phong tục tập quán về thờ cúng tổ tiên như các khu lăng mộ khác, hơn nữa các nghi thức thờ cúng được tiến hành rất trang trọng thể hiện sự tôn kính ghi nhớ công ơn đối với người đã khuất. Mỗi mộ đá có thể coi là ngôi nhà riêng cho mỗi người đã khuất, cũng là nơi riêng tư của mỗi linh hồn người quá cố đi và về. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phát triển của mỗi gia đình, dòng họ, sự tôn kính của người đang sống với người đã khuất, cũng là sự báo đáp công ơn của người đang sống với ông bà, tổ tiên của các gia đình các dòng họ. Nó có tác động hai chiều khi gia đình dòng họ làm ăn phát đạt thì họ sẽ nghĩ tới ông bà tổ tiên nhiều hơn và để tri ân thì họ sẽ xây dựng các lăng mộ đá, mộ đá như sắm cho các cụ ngôi nhà mới, ngược lại, các cụ sẽ phù hộ cho con cháu trong dòng tộc “ăn nên làm ra” và đó cũng coi là phần âm vượng của dòng tộc đó. Song nếu làm không đúng cách thì kết quả đi ngược lại mong muốn tốt đẹp của con cháu dòng tộc. Đó là sự thất bại trong làm ăn, táng gia bại sản, nhiều rủi ro và tai họa cho các thành viên trong dòng tộc.
Chào các bạn! Ở bài sau các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về các câu chuyện có thật liên quan đến mộ đá, lăng mộ đá mà khó giải thích được, bạn nào yếu bóng vía xin cân nhắc trước khi đọc nhé.
Cảm ơn các bạn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.