Chất liệu của cuốn thư đá
Chất liệu làm cuốn thư đá thường được làm bằng đá xanh nguyên khối. Sau bức bình phong thường là hòn non bộ và bể cạn. Đây là yếu tố minh đường trong phong thủy. Tất cả làm nên một vũ trụ thu nhỏ theo quan niệm hướng nội.Vẫn còn rất nhiều những bức cuốn thư đá cổ chủ yếu là ở miền bắc
Bạn nên đến thăm các nhà thờ cổ để tìm hiểu thêm về cuốn thư đá. Nơi đây vẫn còn giữ được một số ít bức bình phong đá cổ tuyệt đẹp. Do chúng hội tụ được những điều thần bí của phong thủy nên càng ngắm, càng có cảm giác như bị mê hoặc. Trong thuyết phong thuỷ, bình phong tạo thành các yếu tố “triều”, “án”. Cuốn thư đá có chức năng chủ yếu là gia tăng tính bền vững của cuộc đất. Nó ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ. Về sau bình phong còn thêm chức năng trang trí mĩ thuật trong kiến trúc nhà cổ truyền thống. Cuốn thư gồm đủ loại chất liệu như đá, gỗ, đá, gạch… song phổ biến nhất là loại bình phong bằng đá. Tùy theo kiến trúc và diện tích khu đất người ta có các kích thước lớn nhỏ cho phù hợp. Cuốn thư đá thường được trang trí công phu bằng cách chạm trổ. Các biểu tượng và mô típ: phúc- lộc- thọ- hỷ hay các linh vật như long, lân, quy, phụng, long mã… được sử dụng.
Cuốn thư đá và ông tổ nghề chạm đá
Làm nên giá trị mỹ thuật của bình phong đá cổ xây bằng đá gạch, không thể không kể đến công lao của người đi trước. Đó là cụ Bát Mười, ông Trương Cửu Lập. Các cụ là các nghệ nhân chạm khắc đá giỏi nhất thời nhà Nguyễn. Các nghệ nhân này đã có công truyền dạy nghề chạm đá trên đất Xuân vũ- Ninh Vân. Từ đó nghề chạm đá được lưu truyền và phát triển đến ngày nay. Nghệ thuật chạm khắc đá thường được sử dụng để trang trí ở cổng chùa đình, nóc mái, cửa sổ, đặc biệt là bình phong đá.
Đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc trên đá là sử dụng những phiến đá nguyên khối. Cắt tỉa theo hình dáng và màu sắc, được chạm thủ công rất tinhp tế. Bằng những chiếc dùi sát thô sơ cùng sự khéo léo của các nghệ nhân, các phiến đá trở thành các kiệt tác. Hiện nay tại tại các ngôi đình làng, từ đường, nhà thờ hầu như còn giữ lại được bình phong đá
Cuốn thư đá xen phong thuỷ trong cuôc sống
Người xưa tin rằng “long mã” là hóa thân của kỳ lân, một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng). Long mã là linh vật báo hiệu điềm lành cho gia chủ. Hơn nữa Long mã là biểu tượng của sự thông thái, trường thọ, hạnh phúc. Thời Nguyễn, từ cung đình đến dân gian, đều chịu ảnh hưởng truyền thuyết “long mã” khá sâu đậm. Hình Long mã được thêu trên võ phục hàm “nhất phẩm”. Ngoài ra, trong phật giáo, Long mã là linh vật cõng trên lưng Luật Tạng, một trong ba phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh). Ninh Bình vốn là kinh đô đầu tiên của Việt Nam bấy giờ, lại là nơi tập trung nhiều chùa chiền Phật giáo, nên trong nghệ thuật kiến trúc cổ, hình ảnh Long mã xuất hiện rất nhiều. Hình ảnh “long mã” vừa để trang trí, vừa có công dụng phong thủy, ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ.
Cuốn thư đá trạm chữ PHÚC
Chữ THỌ trong cuốn thư đá và ý nghĩa của nó
Trên cuốn thư đá cổ, có một điều không mấy ai chú ý về chữ “THỌ” . Chữ này được lồng vào hình tròn nằm chính giữa trung tâm. Đây là điểm nhấn vừa trang trí vừa là cái gương. Qua đó người khách có thể báo trước với chủ nhà về sự hiện diện của mình. Đồng thời, người chủ nhà khi đã sửa soạn xong việc đón tiếp, sẽ đứng trước cửa. Người khách nhìn qua ô tròn đó và biết mình nên đi vào hay chưa, tránh sự cập rập cho việc tiếp đón. Chi tiết này là một sự tinh tế trong văn hoá ứng xử.
Bạn muốn có cuốn thư đá hợp phong thủy, đảm bảo chất lượng, giá rẻ nhất, miễn phí vận chuyển
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.